Everything for me
  • Home
  • SERVER
  • News
  • Hackintosh
  • HTML CSS
  • National
  • Culture
  • Opinion
  • Lifestyle
  • Sports
No Result
View All Result
  • Home
  • SERVER
  • News
  • Hackintosh
  • HTML CSS
  • National
  • Culture
  • Opinion
  • Lifestyle
  • Sports
No Result
View All Result
Everything for me
No Result
View All Result
Home Hackintosh

Opencore là gì? macOS và Opencore hoạt động như nào?

Opencore là gì? macOS và Opencore hoạt động như nào?

thanghach by thanghach
28/01/2021
in Hackintosh
0
Opencore là gì? macOS và Opencore hoạt động như nào?
0
SHARES
5
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Để khởi đầu công cuộc cài macOS, mình nghĩ bạn nên bắt đầu với cơ chế khởi động (boot) của hệ điều hành thông qua OpenCore. Điều mà hầu hết các bài hướng dẫn nơi khác đều coi là thứ không cần phải biết thì ở đây chúng ta không làm vậy.

Trước tiên cần làm rõ:

OpenCore là gì?

OpenCore là bootloader thế hệ mới thay cho Clover và Chameleon. OpenCore không chỉ cho hệ thống Hackintosh mà còn sử dụng được trên hệ thống real macs (máy mac thật). Giúp cho “người chơi” dễ dàng cài đặt song song nhiều hệ điều hành cùng lúc. Về mặt sâu hơn thì OpenCore đem lại nền tảng boot “sạch sẽ” và gần giống với cách thức hoạt động của real mac hơn, cách mà OpenCore nạp Kext cũng được cải tiến hơn (đó là lí do vì sao boot vào macOS với OpenCore nó lại nhanh hơn hẳn so với người tiền nhiệm Clover.

OpenCore is an alternative bootloader to CloverEFI or Chameleon. It is not only for Hackintosh and can also be used on real macs for purposes that require an emulated EFI. It also aims to have the ability to boot Windows and Linux without the need for using different acpi tables. It has a clean codebase and aims to stay closer to how a real mac bootloader functions. Kext injection has been greatly improved. While already functioning well.

Source: insanelymacdiscord

OpenCore nó hoạt động thế nào?

UEFI bản chất nó là một hệ điều hành siêu mini được load sau khi bạn ấn nút nguồn. Nó sẽ tìm kiếm kệ điều hành có sẵn trong máy tính và khởi động hệ điều hành đó lên. Dấu hiệu nhận biết nó chính là logo của mainboard hoặc hãng laptop.

Giả sử bạn chỉ có cài mỗi Windows, UEFI sẽ tìm tới boot của Windows và Windows sẽ thực hiện quá trình boot. Cơ chế boot của Windows không phải trọng tâm của chuỗi hướng dẫn nhưng bạn tò mò có thể xem thêm tại đây: Link

Giả sử bạn muốn multi boot Windows + macOS + Linuxs thì làm thế nào để quản lý được chúng? OpenCore bản chất cũng là một hệ điều hành siêu mini, được load sau UEFI, nó rà soát và đưa ra những hệ điều hành có trong máy tính, rồi từ OpenCore đi đâu là tuỳ vào lựa chọn của bạn:

Nếu bạn chọn Windows hay Linux thì OpenCore sẽ tìm tới boot tương ứng và thực hiện quá trình boot như trên.

Nếu bạn chọn macOS, nó sẽ đóng vai trò giả lập lại môi trường để đánh lừa macOS, giúp chúng ta vượt rào và đây chính là nguyên lý cơ bản của bộ môn thể thao trí tuệ cuốn hút nhất hiện nay mang tên “Hackintosh”.

OpenCore sẽ được cài đặt ở đâu?

Đầu tiên mình chuẩn hoá lại từ ngữ để bạn không bị nhầm lẫn giữa ổ cứng và phân vùng.

Ổ cứng sẽ dùng chỉ thiết bị vật lý : ổ HDD, ổ SSD.

Trên mỗi ổ cứng sẽ chia ra nhiều phân vùng để quản lý dữ liệu: phân vùng C, phân vùng Data….

Trong ngôn ngữ bình dân chúng ta gặp hằng ngày từ “ổ” được dùng chung cho cả ổ cứng và phân vùng ( ổ C, ổ D, ổ Win, ổ Data, ổ cứng HDD, ổ cứng SSD, ổ USB ….). Nhưng về kĩ thuật thì phải phân định rõ ràng và không tồn tái khái niệm “ổ” chung chung.

OpenCore sẽ được đặt vào phân vùng EFI trên ổ cứng. Từ tương quan giữa vị trí đặt OpenCore và vị trí cài đặt macOS mình chia thành 2 cách bố trí hệ điều hành phổ biến:

  1. Cài chung Windows và macOS trên cùng một ổ cứng.
  2. Cài riêng macOS trên ổ cứng độc lập. (ở đây lại chia tiếp làm 2 trường hợp nhỏ, mình sẽ nói cụ thể bên dưới)

Mình có lưu ý với bạn rằng macOS Catalina tương thích với mọi loại ổ cứng  HDD và SSD có mặt trên thị trường. Bởi vậy bạn không cần phân vân là nên cài lên ổ cứng HDD hay SSD làm gì cho mệt, chỉ có điều cài lên HDD thì macOS load chậm hơn SSD – hiển nhiên là vậy.

Cách 1:  Cài chung Windows và macOS trên cùng một ổ cứng.

Đây là phương án chia phân vùng phổ biến trên laptop hoặc desktop có 1 ổ cứng duy nhất.

Trường hợp A: cài mới từ đầu. Gọn gàng và sạch sẽ với phân vùng EFI ở đầu -> Windows -> macOS. Phân vùng macOS trước hay Windows trước không quan trọng, nó không ảnh hưởng gì đến quá trình cài và chạy của macOS. Tuy nhiên mình thấy để Windows trước sẽ tiện hơn, khi bạn muốn gỡ bỏ macOS khỏi ổ cứng chỉ cần xoá OpenCore và format phân vùng macOS là máy tính lại y hệt như chưa từng cài macOS.

Trường hợp B: máy đang có sẵn Windows, bạn quyết định giữ lại Windows hiện tại thì sẽ phải tách một phân vùng EFI mới >200MB từ phân vùng chứa Windows, chuyển boot của Windows qua phân vùng EFI mới và xoá phân vùng EFI cũ đi. Nhưng đôi khi cách này gây ra rắc rối nhỏ và phải làm lại theo trường hợp A.

Nguyên nhân :

  • Mặc định khi cài, Windows sẽ tự động tạo phân vùng EFI (nếu máy đang không có phân vùng EFI nào). Phân vùng này sẽ có dung lượng 100MB.
  • macOS thì lại yêu cầu phân vùng EFI phải có dung lượng tối thiểu 200MB.

Cách 2: Cài riêng macOS lên một ổ cứng độc lập.

Chi thêm vào trăm ngàm, mua SSD mới cài macOS không có gì khó hiểu với hệ thống Desktop cả. Gần đây cách cài riêng này cũng được sử dụng trên Laptop khi các hãng có option 2 ổ cứng.

Cài riêng trên 2 ổ độc lập bạn sẽ không cần phải cân nhắc đụng chạm đến windows hiện tại. Tất cả chỉ là lắp ổ cứng mới -> chia ổ cứng mới với phân vùng EFI >200MB và tiến hành cài macOS là xong.

Trường hợp A: Bạn để OpenCore trên phân vùng EFI của ổ cứng chứa macOS.

Ưu điểm: Độc lập và an toàn cho cả Windows và macOS. Bạn có thể rút một trong 2 ổ cứng ra mà vẫn có thể an toàn boot vào hệ điều hành tương ứng.

Nhược điểm: Sẽ phát sinh ra vấn đề khi bạn muốn cài lại Windows. Bộ cài Windows sẽ báo lỗi khi phát hiện toàn bộ hệ thống có tới 2 phân vùng UEFI.

Khắc phục: Bạn có thể tháo ổ cứng macOS ra, cài lại Windows xong thì lắp ổ cứng chứa macOS vào. Cũng có thể cài Windows từ win mini hoặc làm theo Trường hợp B.

Trường hợp B: Gom OpenCore vào chung với boot của Windows trong phân vùng EFI của ổ cứng chứa Windows hoặc phân vùng EFI của ổ cứng chứa macOS, sau đó xoá đi phân vùng EFI còn lại.

Ưu điểm: dễ dàng cài lại Windows mà không bị cảnh báo gì.

Nhược điểm: Chung EFI nên khi ổ cứng chứa OpenCore bị rút ra, hệ điều hành ở ổ cứng còn lại không thể boot được.
Khắc phục: Làm theo trường hợp A.

Cả hai trường hợp A-B đều không ảnh hưởng hay gây lỗi gì trong quá trình cài đặt và sử dụng macOS. Bạn chỉ cần cân nhắc xem sẽ chọn phương án nào mà thôi. Cá nhân mình sử dụng trường hợp A.


Nguồn: duongth.dev
Group và cộng đồng Opencore: OpenCore for macOS

Tags: 2018 FIFA World CupBalinese CultureBudget TravelNational Exam
thanghach

thanghach

Related Posts

Hướng dẫn cài dual boot windows và hackintosh trên 2 ổ cứng khác nhau
Hackintosh

Hướng dẫn cài dual boot windows và hackintosh trên 2 ổ cứng khác nhau

28/01/2021
Hackintosh

Ngurah Rai International Airport To Close For 24 Hours For Nyepi

24/11/2020
Hackintosh

Indonesia’s Largest Fleet Of Taxis Teams Up To Beat Ride-hailing Apps

18/11/2020
Next Post

Unconventional Workouts That Torch Fat And Sculpt Muscle

Democratic Party politician calls Prabowo ‘cardboard general’

China's Peng banned and fined for Wimbledon corruption attempt

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Follow Us

  • 21.8M Fans
  • 81 Followers

Recommended

Finland Has An Education System The Other Country Should Learn From

4 months ago

Tour showcases shared art history of Indonesia and Singapore

4 months ago

‘Election was rigged’ says opposition, police confirm three dead

4 months ago
Cài SSL Cho Domain Trong VestaCP Với Let’s Encrypt

Cài SSL Cho Domain Trong VestaCP Với Let’s Encrypt

2 months ago

Instagram

    Please install/update and activate JNews Instagram plugin.

Categories

  • Culture
  • Hackintosh
  • HTML CSS
  • Lifestyle
  • National
  • News
  • Opinion
  • SERVER
  • Sports
  • Travel
  • World

Topics

2018 FIFA World Cup 2018 League Asian Games 2018 Balinese Culture Bali United Budget Travel Chopper Bike Istana Negara Market Stories National Exam Opencore SCSS Visit Bali
No Result
View All Result

Highlights

China To Build Indonesia’s Longest Bridge In North Kalimantan

Indonesia Among Top 10 Destinations For Chinese Tourists In 2017

Th-scss-npm

Ngurah Rai International Airport To Close For 24 Hours For Nyepi

The Chinese smartphone upstarts taking on Apple and Samsung

Presidential Train Now Available For Jakartans Traveling To Bandung

Trending

Cài SSL Cho Domain Trong VestaCP Với Let’s Encrypt
SERVER

Cài SSL Cho Domain Trong VestaCP Với Let’s Encrypt

by thanghach
26/02/2021
1

Đây là bài viết mới trong series bài viết hướng dẫn sử dụng VestaCP. Trong bài này mình...

Hướng dẫn cài dual boot windows và hackintosh trên 2 ổ cứng khác nhau

Hướng dẫn cài dual boot windows và hackintosh trên 2 ổ cứng khác nhau

28/01/2021
Cài MEMCAHED và ZEND OPCACHE cho VestaCP

Cài MEMCAHED và ZEND OPCACHE cho VestaCP

26/02/2021

China To Build Indonesia’s Longest Bridge In North Kalimantan

27/11/2020

Indonesia Among Top 10 Destinations For Chinese Tourists In 2017

26/11/2020
Everything for me

We bring you the best Premium WordPress Themes that perfect for news, magazine, personal blog, etc. Visit our landing page to see all features & demos.
LEARN MORE »

Recent News

  • Cài SSL Cho Domain Trong VestaCP Với Let’s Encrypt 29/12/2020
  • Hướng dẫn cài dual boot windows và hackintosh trên 2 ổ cứng khác nhau 29/11/2020
  • Cài MEMCAHED và ZEND OPCACHE cho VestaCP 28/11/2020

Categories

  • Culture
  • Hackintosh
  • HTML CSS
  • Lifestyle
  • National
  • News
  • Opinion
  • SERVER
  • Sports
  • Travel
  • World

[mc4wp_form]

© 2018 JNews - City News Magazine WordPress theme. All rights belong to their respective owners.
JNews is a top selling 2018 WordPress News, Blog, Newspaper & Magazine Theme.

No Result
View All Result
  • Home
  • Hackintosh
  • News
  • HTML CSS
  • Culture
  • National
  • Sports
  • Lifestyle
  • Travel
  • Opinion

© 2021 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.